Thông tin cần biết về cấy ghép răng Implant

Cấy ghép răng Implant là gì: Cách đơn giản để hiểu về răng cấy ghép Implant là chúng ta sẽ so sánh với răng thật. Răng thật bao gồm chân răng (chôn vào xương hàm) và thân răng (phần răng thấy được trên nướu). Còn răng cấy ghép là một trụ nhỏ bằng titanium được đặt vào xương hàm. Trụ titanium dính chặt vào xương, đóng vai trò như một chân răng, trên đó gắn một mão răng bằng sứ giống như răng thật. Răng Cấy Ghép hoàn toàn phù hợp nhiên, không gây hại đến cơ thể bạn. 

implant: Là một trụ nhỏ bằng titanium, được đặt vào xương hàm làm nhiệm vụ của một chân răng thay thế cho chân răng đã mất

1.  Tại sao chọn implant?

Các kỹ thuật làm răng giả thông thường có nhiều nhược điểm sau:

– Thứ nhất: hàm giả tháo lắp gây vướng víu trong miệng, chức năng nhai không cao, trở ngại phát âm, giảm cảm giác ngon miệng, các móc có thể làm hư răng thật. Sau môt thời gian hàm có thể bị lỏng cần làm lại

– Thứ hai: chức năng nhai gần như răng thật nhưng phải mài các răng thật nhỏ lại để bọc mảo làm các trụ cầu.

Cấy ghép răng có thể khắc phục những nhược điểm này, giúp cho chức năng nhai tốt không làm tổn hại các răng thật khác; Ngăn chận tình trạng tiêu xương; Tạo cảm giác thoải mái tự tin như răng thật của bạn. Cấy ghép răng không làm cho bạn khó chịu như những điều trị nha khoa khác, một cái răng cấy ghép răng có thể tồn tại suốt cuộc đời tuy nhiên chỉ có một khuyết điểm là giá thành tương đối cao.

2. Chỉ định thực hiện

– Những người mất một hay nhiều răng là đối tượng cấy ghép implant, giới hạn chủ yếu là số lượng xương có thích hợp hay không. Nếu chất lượng xương không phù hợp thì cần ghép xương.

– Tuổi tác không ảnh hưởng đến việc cấy ghép mà điều quan trọng là sức khỏe của bạn Bác sĩ sẽ quyết định bạn có đúng chỉ định để cấy ghép không sau khi đã kiểm tra vè sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.

– Một số trường hợp chống chỉ định

+ Thời gian đông máu giảm, đang dùng thuốc chống đông máu, bệnh rối loạn máu di truyền hay mắc 

+ Các bệnh rối loạn lành xương và tạo xương: tiểu đường không kiểm soát, hút thuốc lá và nghiện rựou

+ Bệnh viêm gan

+ Các điều trị ức chế miễn dịch như hóa trị, xạ trị

+ Tình trạng viêm nhiểm trong miệng như viêm nướu, viêm nha chu

+ Nghiến răng

+ Vệ sinh răng miệng kém

+ Các tình trạng khớp cắn bệnh lý, há miệng hạn chế

+ Chiều cao và chiều rộng không đủ, mô nướu không đủ che phủ

3. Quy trình cấy ghép Implant

– Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát.

– Tiến hành chụp phim toàn hàm và phim CT để đánh giá chất lượng và số lượng xương có thích hơp hay không cũng như chọn hướng và vị trí cắm implant tốt nhất.

– Tiến hành cấy ghép implnant, quá trình này diễn ra nhanh chóng và không đau

– Giai đoạn lành thương, chờ cho implant bám chặt vào xương hàm. Sau khi implant đã bám chặt vào xương bác sĩ sẽ tiến hành mở nướu implant để chuẩn bị làm phục hình.

– Giai đoạn phục hình trên implant Cấy ghép implant implant tích hợp xương mở nướu implant phục hình trên implant.

4. Tại sao cần ghép xương, ghép nướu

Chìa khóa thành công cho implant nha khoa là kích thước và chất lượng xương hàm. Trường hợp mất răng nhiều năm, nha chu viêm, chấn thương xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm, làm kích thước xương hàm bị hạn chế, sóng hàm mỏng không đủ cho implant vững chắc. trong trường hợp này bạn cần tăng kích thước xương bằng cách nong xương hay ghép xương

a. Nong xương: là thủ thuật đơn giản nhằm nong rộng sóng hàm sau đó tiến trình đặt implant như bình thường

b. Ghép xương: có thể dùng xương của chính bạn như xương vùng cằm, xương góc hàm hay dùng xương bột nhân tạo. Tùy tình trạng cụ thể của bạn, bác sĩ có thể đặt implant ngay hay chờ sáu tháng sau cho vùng xương ghép lành và ổn định

c. Nâng xoang: khi đặt implant cho các răng sau hàm trên cần chú ý đến chiều cao xương hàm vì giới hạn trên của chiều cao này là đáy xoang hàm trên. Có nhiều kỹ thuật nâng xoang được thực hiện để tăng chiều cao này. Implant có thể được đặt cùng lúc với nâng xoang hay vài tháng sau đó.

Cần chú ý là nong xương, ghép xương hay nâng xoang là những thủ thuật đơn giản như tiểu phẫu nhổ răng thông thường nên bạn sẽ không thấy quá bất tiện hay khó chịu nhiều khi thực hiện.

5. Cách chăm sóc Răng cấy ghép

Một khi hoàn tất răng cấy ghép thì việc chăm sóc vệ sinh của bạn là điều hết sức quan trọng. Răng cấy ghép tương tự răng thật, muốn khỏe mạnh, bền chắc bạn cần phải chăm sóc tốt.

– Chăm sóc ở nhà: Chải răng kỹ và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày là những vệ sinh răng miệng tối thiểu cần phải có. Đối với việc chăm sóc những răng cấy ghép còn có những dụng cụ nha khoa khác như: Bàn chải có đầu lông đặt biệt, chỉ tơ có đầu cứng luồn qua dưới cầu răng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc cụ thể với trường hợp của bạn.

– Dung dịch súc miệng: làm giảm sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng, tạo một môi trường tốt cho những răng cấy ghép và cả những răng thật còn lại. Hạn chế hút thuốc lá tối đa, đồng thời kiểm soát việc nghiến răng vô thức khi ngủ cũng là những yếu tố quan trọng giúp bạn bảo trì răng cấy ghép dài lâu.

– Khám định kỳ: bệnh nhân Cấy ghép răng cần phải tái khám định kỳ mỗi 6 tháng..

6. Hậu quả của việc mất răng, tại sao phải cắm ghép răng?

Mất răng ảnh hưởng không những đến sức khỏe răng miệng, mà còn đến sức khỏe toàn thân. Mất  răng làm thay đổi hình dáng khuôn mặt, trông già nua hơn… Cụ thể mất răng gây có thể gây nên:

– Xáo trộn khớp cắn: Các răng kế cận có xu hướng di lệch vào khoảng trống mất răng, các răng đối diện vùng mất răng có thể trồi lên hoặc thòng xuống quá mức. Về lâu dài điều này sẽ phát sinh ra các vấn đề về khớp thái dương hàm và thay đổi hình dáng khuôn mặt. Các răng còn lại sẽ di lệch vào khoảng trống mất răng.

– Sự tiêu ngót xương: Xương ổ răng bắt đầu có sự tiêu ngót ngay sau khi mất răng. Mất răng càng lâu ngày sự tiêu xương xảy ra càng nhiều. Về lâu dài, sự tiêu xương này ảnh hưởng đến đến thẩm mỹ hình dáng khuôn mặt, việc thực hiện và duy trì các loại răng giả cũng gặp khó khăn như: hàm tháo lắp sẽ lỏng lẻo, cầu răng khó đạt  được thẫm mỹ hoặc xương hàm không có đủ kích thước xương cho implant. Xương hàm sẽ tiêu theo thời gian sau mất răng.

Vì vậy bạn cần biết:

– Các loại răng giả như hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng cố định không thể ngăn chặn quá trình tiêu xương sau mất răng. Chỉ có Implant nha khoa mới bảo tồn được xương hàm, từ đó bảo tồn hình dáng của khuôn mặt.

– Vì xương hàm sẽ tiêu nhiều theo thời gian, nên việc thay thế răng mất bằng implant nha khoa càng sớm thì càng dễ thực hiện, tỉ lệ thành công cao, cũng như giữ được thẫm mỹ.

BS. QUỲNH CHI
Chuyên khoa Răng Hàm Mặt – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bài viết liên quan